Chuyển đến nội dung chính

Trẻ chăm sóc xương, già không cần lo loãng xương

Khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành tăng 10% sẽ làm giảm tới 50% nguy cơ bị gãy xương ở tuổi già. Chính vì thế hãy chăm sóc xương ngay từ khi còn trẻ để phòng tránh các bệnh về xương khớp lúc cao tuổi.


Trẻ chăm sóc xương, già không lo loãng xương

Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tim- Thận – Khớp, Nội tiết, Nguyên Phó Giám đốc Quân y Viện 103, hoạt động tạo xương và hủy xương là “quá trình sôi động” trong từng giây từng phút. Khi còn trẻ, hủy xương tạm thời “lép vế”, đến tuổi trưởng thành quá trình tạo xương và hủy xương cân bằng, rồi sau tuổi 30 hủy xương dần lấn át quá trình tạo xương, gây nên tình trạng mất xương. Kể từ đó, quá trình loãng xương đã bắt đầu xảy ra

Các nghiên cứu y học đã chứng minh, đến sau tuổi 45-50, với nam giới mỗi năm mất 0,5% khối xương của mình, với phụ nữ sau tuổi mãn kinh (từ 50 tuổi) mỗi năm mất 2-3% khối xương.

PGS Trần Đình Ngạn giải thích thêm, ngay từ trong bào thai thì “quá trình sôi động” của tạo xương – hủy xương đã xảy ra rồi. Đứa trẻ khi chào đời có chiều cao trung bình 50cm, sau 1 tuổi trẻ sẽ tăng được thêm 25cm. Hai năm tiếp theo, mỗi năm trẻ tăng từ 8 – 10cm. Bắt đầu từ 3-10 tuổi, bé trai tăng từ 6-7cm, bé gái tăng từ 8-10cm. Đối với độ tuổi 10 – 18, giai đoạn đầu từ 10-15 tuổi của bé gái nếu được cung cấp dinh dưỡng tốt, đầy đủ các khoáng chất đặc biệt là Canxi, vitamin (cùng với các hoocmon giới tính estrogen tiết ra tác động rất lớn tới quá trình hình thành vóc dáng, chiều cao), cũng như hỗ trợ vận chuyển hấp thu canxi, gắn canxi vào xương tốt thì mỗi năm trẻ cao thêm từ 8-12cm và đạt chiều cao chuẩn khoảng 1m67 ở độ tuổi trưởng thành. Với bé trai từ 12-17 tuổi  nếu nuôi dưỡng tốt mỗi năm tăng từ 8-12cm, đến lúc 18 tuổi sẽ đạt chiều cao chuẩn từ 1m76, thậm chí tới 1m91.

Khi sinh ra , từ nhỏ đến lớn ai cũng phải mắc phải một số bệnh từ cảm cúm , sốt hay ung thư và các bệnh về giới tính . Những dấu hiệu , triệu chứng của bệnh thường gặp hay các bệnh mãn tính , để sớm nhận biết và điều trị có hiệu quả hơn .

Khối lượng đỉnh của xương cao nhất là đạt 15-17% trọng lượng cơ thể. Khi đạt được đỉnh xương càng cao thì càng có vóc dáng chuẩn, cao lớn, vận động dẻo dai, ít bị bệnh tật, tỷ lệ bị loãng xương khi tuổi cao bớt đi rất nhiều.

Nắm được quy luật phát triển của xương từ trong bụng mẹ đến lúc 18 tuổi, cộng với quy luật của quá trình tạo xương và hủy xương, chúng ta sẽ có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp, nhất là giai đoạn 10-18 tuổi rất quan trọng để xương đạt khối lượng đỉnh tối đa. Đến tuổi trưởng thành, việc chăm sóc xương có ý nghĩa giảm tốc độ mất xương, giúp xương luôn chắc khỏe và dự phòng cũng như hỗ trợ điều trị loãng xương tốt nhất.
Bệnh Bại Não
Bệnh Cảm Cúm
Bệnh Dị Ứng
Bệnh Mùa Đông
Bệnh Mùa Hè
Bệnh Mùa Thu
Bệnh Mùa Xuân
Bệnh Nam Khoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau gối ở tuổi dậy thì là bị bệnh gì?

Nếu như con bạn kêu đau đầu gối, phía trước xương chày, rất có thể đó là biểu hiện của bệnh Osgood – Schlatter, một tổn thương lành tính hay gặp ở lứa tuổi dậy thì. Thế nào là bệnh Osgood – Schlatter? Osgood – Schlatter là một bệnh, hay còn được gọi là hội chứng Osgood – Schlatter, thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên chuyển sang giai đoạn phát triển (dậy thì) với biểu hiện chính là đau phần trước đầu trên xương chày. Tần suất bệnh gặp vào khoảng 4,5% ở người bình thường và tới 21% ở những vận động viên chuyên nghiệp. Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 13 – 14 tuổi (ở nam) và 11 – 12 tuổi (ở nữ). Nữ mắc bệnh ở lứa tuổi thấp hơn có lẽ dậy thì sớm hơn nam. Bệnh cũng gặp ở nam nhiều hơn ở nữ (với tỷ lệ khoảng 3/1 đến 7/1) do nam giới thường vận động mạnh và nhiều hơn nữ. dau-dau-goiTổn thương xương chày do bệnh Osgood – Schlatter. Tuy nhiên, khoảng cách của sự khác biệt này ngày càng thu hẹp bởi nữ giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể dục thể thao. Nhìn chung, bệnh gắn li

9 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể của bạn đang thiếu Canxi !

Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Những dấu hiệu biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là: Bị chuột rút Đây là một t

Cần cho bé uống cái gì để tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt ?

Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần một trận ốm cũng đủ khiến trẻ biếng ăn và khó hấp thu được các dưỡng chất bằng việc ăn bồi bổ, sức đề kháng cũng vì thế kém dần, các bậc cha mẹ bắt đầu nghĩ tới việc tăng sức đề kháng cho con bằng các chế phẩm dạng uống, nhưng uống gì để tăng sức đề kháng cho con an toàn, hiệu quả vẫn là nỗi băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ. Chỉ trong vòng 1 tháng, chị Hiền ở Đông Anh, Hà Nội phải xin nghỉ tới 3 lần để ở nhà chăm con ốm. Cậu con trai 2 tuổi của chị chẳng hiểu sao từ khi đi học mầm non liên tục ốm, lúc thì sốt, khi thì tiêu hóa có vấn đề, còn mũi và họng bị viêm thì thường xuyên như cơm bữa. Mặc dù chị rất chú trọng chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong các bữa ăn cho con, nhưng chả hiểu sao bé cứ dặt dẹo ốm hết trận này tới trận khác. Nghe các chị ở cùng cơ quan khuyên nên mua thuốc tăng sức đề kháng về cho con uống, nhưng chị Hiền vẫn rất lo lắng việc tùy ý sử dụng thuốc như vậy có gây hại gì đối với con không, và muốn tăng sức đề kháng cho con thì phải uống gì bổ