Chuyển đến nội dung chính

Những sai lầm của chị em ở trong điều trị bệnh phụ khoa

Có rất nhiều chị em, khi thấy “vùng kín” bị ngứa, dịch âm đạo ra nhiều, bất thường thì cho rằng đó là triệu chứng của viêm nhiễm phụ khoa thì tìm đến bạn bè nhờ tư vấn hoặc tra cứu thông tin trên mạng sau đó tự ý mua thuốc về điều trị. Hành động tự điều trị bệnh sau khi tham khảo ý kiến người thân khi bị bệnh thay vì thăm khám tại các cơ sở y tế khiến cho việc điều trị không đúng thuốc. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị mà không rõ nguyên nhân không chỉ khiến bệnh không khỏi mà còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc, bệnh phức tạp hơn.

Do đó, để xác định đúng nguyên nhân và điều trị dứt điểm bệnh. Chị em tuyệt đối không tự khám và điều trị bệnh cho mình. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh từ các bác sỹ sẽ giúp đưa ra chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị bệnh thích hợp. Do đó cách tốt nhất để bệnh dứt điểm là ngay khi có những dấu hiệu bất thường, chị em cần đi khám bệnh ngay. Không tự ý chữa bệnh và điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh khi không có sự tư vấn chuyên môn của các bác sỹ.


2. Dùng nước muối để vệ sinh “vùng kín”

Thực tế, có rất nhiều chị em cho rằng sử dụng nước muối có thể giúp khỏi bệnh viêm nhiễm “vùng kín” do nước muối có tính sát trùng – sát khuẩn. Cũng vì thế mà chị em điềm nhiên dùng nước muối tự pha để vệ sinh vùng kín hàng ngày. Chị em nên biết rằng việc sử dụng nước muối khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa không giúp bệnh khỏi mà còn khiến những triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Bản thân nước muối tự pha có nồng độ muối cao, sẽ khiến cho vùng kín của chị em bị khô, mất sự cân bằng pH tự nhiên trong âm đạo. Từ đó vi khuẩn sẽ xâm nhập và khiến bệnh tình nặng hơn.

Vì thế để điều trị bệnh hiệu quả, chị em khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào cần phải đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Không được tự ý dùng nước muối để vệ sinh vùng kín hoặc coi đó như thuốc chữa bệnh phụ khoa. Việc vệ sinh hàng ngày của chị em cũng cần chú ý đến nguồn nước sạch và vệ sinh đúng cách.
Khi sinh ra , từ nhỏ đến lớn ai cũng phải mắc phải một số bệnh từ cảm cúm , sốt hay ung thư và các bệnh về giới tính . Những dấu hiệu , triệu chứng của bệnh thường gặp hay các bệnh mãn tính , để sớm nhận biết và điều trị có hiệu quả hơn .

3. Ngâm mình trong bồn tắm

Với nhiều người phụ nữ, việc tắm bồn và ngâm mình trong bồn tắm là thói quen hàng ngày và tưởng chừng vô hại. Hoặc nhiều chị em nhầm tưởng rằng việc dùng nước thụt rửa vào vùng kín sẽ giúp vùng kín sạch sẽ… Tuy nhiên thực tế việc ngâm mình – ngâm vùng kín trong nước lâu không hề có lợi. Việc ngâm mình trong nước tạo điều kiện vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng kín, khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.

4. Tự ý thụt rửa vùng kín khi có bệnh

Cũng có nhiều chị em quan niệm rằng, việc thụt rửa âm đạo sẽ khiến vùng kín sạch sẽ, loại bỏ mùi hôi và máu kinh nguyệt… Tuy nhiên thực tế, việc tự ý thụt rửa âm đạo sẽ gây hại cho vùng kín hơn những gì chị em tưởng. Việc tự ý thụt rửa có thể gây rối loạn sự cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn trong âm đạo. Tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển, xâm nhập vào sâu bên trong. Khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. Làm tăng nguy cơ sinh non và gây bệnh lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung và các biến chứng liên quan đến vùng chậu.

Việc vệ sinh vùng kín là việc cần thiết giúp bạn tránh và trị các bệnh phụ khoa dứt điểm. Và theo các chuyên gia sức khỏe, chị em không nên thụt rửa âm đạo. Việc vệ sinh hàng ngày chỉ cần chị em lưu ý vệ sinh đúng và sạch bên ngoài “vùng kín” bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh vệ sinh phụ nữ có độ PH = [4-6] để vệ sinh hàng ngày.


5. Tự ý ngưng hoặc kéo dài thời gian đặt thuốc trong quá trình điều trị

Một số chị em trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa khi thấy các triệu chứng thuyên giảm thì tự ý ngưng thuốc. Hoặc tự ý kéo dài thời gian đặt thuốc khi đã hết đợt điều trị mà không tái khám. Điều này khiến cho việc điều trị bệnh của chị em trở nên phức tạp và không dứt bệnh. Chị em cần biết rằng, đối với từng bệnh nhân, sẽ tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sỹ kê đơn và thời gian điều trị khác nhau. Do đó chị em cần tuyệt đối tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sỹ. Khi chưa hết liệu trình thì không được ngưng sử dụng thuốc để bệnh được chữa khỏi hẳn. Khi hết liệu trình điều trị, chị em cần tái khám để được bác sỹ tư vấn để tránh tình trạng gây viêm nhiễm thêm lần nữa.

6. Quan hệ khi đang chữa bệnh phụ khoa

Việc quan hệ tình dục khi đang trong quá trình chữa bệnh phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh của chị em chuyển biến phức tạp. Vì việc quan hệ tình dục trong lúc chữa bệnh có thể khiến hao hụt lượng thuốc đặt, dẫn đến thời gian điều trị bệnh bị kéo dài. Bên cạnh đó, khi đang điều trị bệnh, nếu quan hệ có thể khiến cho thay đổi môi trường âm đạo khiến cho thuốc không phát huy hết tác dụng điều trị bệnh. Do đó, để bệnh nhanh khỏi và không tái phát, chị em nên tránh “yêu” trong thời gian điều trị bệnh. Ngoài ra, chị em nên uống bổ sung sản phẩm hỗ trợ có chứa các thành phần thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh và Immune Gamma để giúp cân bằng pH âm đạo và tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa biến chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Bệnh Bại Não
Bệnh Cảm Cúm
Bệnh Dị Ứng
Bệnh Mùa Đông
Bệnh Mùa Hè
Bệnh Mùa Thu
Bệnh Mùa Xuân
Bệnh Nam Khoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau gối ở tuổi dậy thì là bị bệnh gì?

Nếu như con bạn kêu đau đầu gối, phía trước xương chày, rất có thể đó là biểu hiện của bệnh Osgood – Schlatter, một tổn thương lành tính hay gặp ở lứa tuổi dậy thì. Thế nào là bệnh Osgood – Schlatter? Osgood – Schlatter là một bệnh, hay còn được gọi là hội chứng Osgood – Schlatter, thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên chuyển sang giai đoạn phát triển (dậy thì) với biểu hiện chính là đau phần trước đầu trên xương chày. Tần suất bệnh gặp vào khoảng 4,5% ở người bình thường và tới 21% ở những vận động viên chuyên nghiệp. Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 13 – 14 tuổi (ở nam) và 11 – 12 tuổi (ở nữ). Nữ mắc bệnh ở lứa tuổi thấp hơn có lẽ dậy thì sớm hơn nam. Bệnh cũng gặp ở nam nhiều hơn ở nữ (với tỷ lệ khoảng 3/1 đến 7/1) do nam giới thường vận động mạnh và nhiều hơn nữ. dau-dau-goiTổn thương xương chày do bệnh Osgood – Schlatter. Tuy nhiên, khoảng cách của sự khác biệt này ngày càng thu hẹp bởi nữ giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể dục thể thao. Nhìn chung, bệnh gắn li

9 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể của bạn đang thiếu Canxi !

Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Những dấu hiệu biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là: Bị chuột rút Đây là một t

Cần cho bé uống cái gì để tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt ?

Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần một trận ốm cũng đủ khiến trẻ biếng ăn và khó hấp thu được các dưỡng chất bằng việc ăn bồi bổ, sức đề kháng cũng vì thế kém dần, các bậc cha mẹ bắt đầu nghĩ tới việc tăng sức đề kháng cho con bằng các chế phẩm dạng uống, nhưng uống gì để tăng sức đề kháng cho con an toàn, hiệu quả vẫn là nỗi băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ. Chỉ trong vòng 1 tháng, chị Hiền ở Đông Anh, Hà Nội phải xin nghỉ tới 3 lần để ở nhà chăm con ốm. Cậu con trai 2 tuổi của chị chẳng hiểu sao từ khi đi học mầm non liên tục ốm, lúc thì sốt, khi thì tiêu hóa có vấn đề, còn mũi và họng bị viêm thì thường xuyên như cơm bữa. Mặc dù chị rất chú trọng chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong các bữa ăn cho con, nhưng chả hiểu sao bé cứ dặt dẹo ốm hết trận này tới trận khác. Nghe các chị ở cùng cơ quan khuyên nên mua thuốc tăng sức đề kháng về cho con uống, nhưng chị Hiền vẫn rất lo lắng việc tùy ý sử dụng thuốc như vậy có gây hại gì đối với con không, và muốn tăng sức đề kháng cho con thì phải uống gì bổ