Chuyển đến nội dung chính

Những ai dễ b mắc bệnhị loãng xương nhất ?

Quá trình loãng xương là một tiến trình tự nhiên của cơ thể do lão hóa theo tuổi tác. Thông thường, loãng xương sẽ xảy ra nhiều nhất từ tuổi 50 đối với phụ nữ, và từ tuổi 65 đối với nam giới, nhưng quá trình mất xương gây loãng xương đã xảy ra âm thầm từ tuổi 30 với bất kỳ ai. Tuy nhiên, đối với nhiều người, loãng xương có thể đến với tốc độ nhanh hơn và đến sớm hơn do họ có những yếu tố nguy cơ gây loãng xương cao hơn.


Những người có các yếu tố nguy cơ gây loãng xương sẽ dễ bị loãng xương sớm hơn, nặng hơn. Đó là:

1, Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu Protid, Canxi, phosphor,… Hoặc khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành thấp, đây là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất,

2, Ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên còn giúp cơ thể cao tối đa, tức đạt khối lượng xương đỉnh cao nhất lúc trưởng thành),

3, Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ, mà lại không được bổ sung đủ chất, đặc biệt là Protid và Canxi để bù đắp lại,

4, Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng ruột mãn tính,… làm hạn chế hấp thu Canxi, vitamin D, Protid,…,

5, Sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,… làm tăng thải Canxi qua đường thận và giảm hấp thu Canxi qua đường tiêu hóa (thường xảy ra ở nam giới),
Khi sinh ra , từ nhỏ đến lớn ai cũng phải mắc phải một số bệnh từ cảm cúm , sốt hay ung thư và các bệnh về giới tính . Những dấu hiệu , triệu chứng của bệnh thường gặp hay các bệnh mãn tính , để sớm nhận biết và điều trị có hiệu quả hơn .

6, Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn,…)

7, Bất động quá lâu ngày do bệnh tật, do nghề nghiệp, … vì bất động lâu ngày, các tế bào hủy xương sẽ tăng hoạt động,

8, Bị các bệnh nội tiết như: Cường tuyến giáp và tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, đái tháo đường,…

9, Bị suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều Canxi qua đường tiết niệu,

10, Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp,

11, Do sử dụng lâu dài một số thuốc như thuốc chống động kinh (Dihydan), Insulin, thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Corticoid (Corticoid làm ức chế quá trình tạo xương, đồng thời làm giảm hấp thu Canxi ở ruột, tăng đào thải Canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).
Bệnh Bại Não
Bệnh Cảm Cúm
Bệnh Dị Ứng
Bệnh Mùa Đông
Bệnh Mùa Hè
Bệnh Mùa Thu
Bệnh Mùa Xuân
Bệnh Nam Khoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau gối ở tuổi dậy thì là bị bệnh gì?

Nếu như con bạn kêu đau đầu gối, phía trước xương chày, rất có thể đó là biểu hiện của bệnh Osgood – Schlatter, một tổn thương lành tính hay gặp ở lứa tuổi dậy thì. Thế nào là bệnh Osgood – Schlatter? Osgood – Schlatter là một bệnh, hay còn được gọi là hội chứng Osgood – Schlatter, thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên chuyển sang giai đoạn phát triển (dậy thì) với biểu hiện chính là đau phần trước đầu trên xương chày. Tần suất bệnh gặp vào khoảng 4,5% ở người bình thường và tới 21% ở những vận động viên chuyên nghiệp. Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 13 – 14 tuổi (ở nam) và 11 – 12 tuổi (ở nữ). Nữ mắc bệnh ở lứa tuổi thấp hơn có lẽ dậy thì sớm hơn nam. Bệnh cũng gặp ở nam nhiều hơn ở nữ (với tỷ lệ khoảng 3/1 đến 7/1) do nam giới thường vận động mạnh và nhiều hơn nữ. dau-dau-goiTổn thương xương chày do bệnh Osgood – Schlatter. Tuy nhiên, khoảng cách của sự khác biệt này ngày càng thu hẹp bởi nữ giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể dục thể thao. Nhìn chung, bệnh gắn li

9 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể của bạn đang thiếu Canxi !

Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Những dấu hiệu biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là: Bị chuột rút Đây là một t

Cần cho bé uống cái gì để tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt ?

Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần một trận ốm cũng đủ khiến trẻ biếng ăn và khó hấp thu được các dưỡng chất bằng việc ăn bồi bổ, sức đề kháng cũng vì thế kém dần, các bậc cha mẹ bắt đầu nghĩ tới việc tăng sức đề kháng cho con bằng các chế phẩm dạng uống, nhưng uống gì để tăng sức đề kháng cho con an toàn, hiệu quả vẫn là nỗi băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ. Chỉ trong vòng 1 tháng, chị Hiền ở Đông Anh, Hà Nội phải xin nghỉ tới 3 lần để ở nhà chăm con ốm. Cậu con trai 2 tuổi của chị chẳng hiểu sao từ khi đi học mầm non liên tục ốm, lúc thì sốt, khi thì tiêu hóa có vấn đề, còn mũi và họng bị viêm thì thường xuyên như cơm bữa. Mặc dù chị rất chú trọng chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong các bữa ăn cho con, nhưng chả hiểu sao bé cứ dặt dẹo ốm hết trận này tới trận khác. Nghe các chị ở cùng cơ quan khuyên nên mua thuốc tăng sức đề kháng về cho con uống, nhưng chị Hiền vẫn rất lo lắng việc tùy ý sử dụng thuốc như vậy có gây hại gì đối với con không, và muốn tăng sức đề kháng cho con thì phải uống gì bổ