Chuyển đến nội dung chính

Loãng xương và những hậu quả khủng khiếp kéo theo

Gãy xương, mất khả năng vận động, tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ cùng vô vàn các bệnh mãn tính khác là những hậu quả nặng nề do bệnh loãng xương mang lại. Đừng để tới lúc xương gãy mới phát hiện ra bị loãng xương, cố gắng biết trước để chủ động dự phòng và điều trị tốt, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe xương chia sẻ.

Theo thống kê ở các nước phát triển có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng do nằm lâu, mất khả năng vận động. Loãng xương lại hay gặp ở người cao tuổi. Thế giới đã thống kê, cứ 100 cụ bà ở tuổi 60 trở lên thì có 20 cụ bị loãng xương và chịu hậu quả do chứng loãng xương gây ra. Cứ 100 cụ ông thì có 10 cụ có tình trạng loãng xương.

Loãng xương – kẻ ăn cắp vặt âm thầm

Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng. Người bị loãng xương thường không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Nguy hiểm là lúc đầu, loãng xương thường không có biểu hiện gì, nhưng khi có các dấu hiệu rõ ràng, khối lượng xương thường đã mất tới trên 1/3.

Chị Hòa, 55 tuổi ở Sóc Sơn, Hà Nội, dạo gần đây chị hay bị đau đầu, chóng mặt, đau lưng, đi lại không vững, hai gối đau mỏi rất khó khăn trong vận động. Khi đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là bị loãng xương.

Nặng hơn là trường hợp của bác Thảo, 68 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội, từ những tê mỏi xương khớp, nhưng chủ quan không điều trị, đến lúc đi khám thì đã bị loãng xương nặng kèm theo thoái hóa 2 khớp gối, thoái hóa cột sống và còn bị sỏi thận.

Khi sinh ra , từ nhỏ đến lớn ai cũng phải mắc phải một số bệnh từ cảm cúm , sốt hay ung thư và các bệnh về giới tính . Những dấu hiệu , triệu chứng của bệnh thường gặp hay các bệnh mãn tính , để sớm nhận biết và điều trị có hiệu quả hơn .

Theo PGS. TS Trần Đình Ngạn, Nguyên chủ nhiệm Khoa Tim- Thận – khớp, Nguyên Phó Giám đốc Quân y Viện 103, đây là hai trường hợp thuộc 80% người bị loãng xương nguyên phát do tuổi cao, ở người từ 60 tuổi trở lên và phụ nữ mãn kinh.

Vai trò của bộ xương rất quan trọng, quyết định hình hài cơ thế mỗi người, là áo giáp bảo vệ cơ thể, đảm bảo hệ vận động, là kho dự trữ các chất vi lượng để khi cần, cơ thể huy động được ngay.

Nếu không may bị loãng xương, kho dự trữ đấy càng thiếu thốn khó thích nghi được với điều kiện sống xung quanh, biến đổi không ngừng của môi trường. Chưa kể bị gãy chân tay thì sẽ mất khả năng lao động. Khi bị gãy xương khó phục hồi, phải nằm một chỗ thì rất dễ mắc các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm phổi và chết vì nhiễm trùng, BS Ngạn cảnh báo.

Còn bệnh loãng xương được ví như những tên ăn cắp vặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất quý báu trong ngân hàng xương, nếu không được bổ sung đầy đủ, dần dần lượng canxi trong xương cứ bị lấy dần sẽ gây ra bệnh loãng xương. Quá trình này đã bắt đầu từ tuổi 30.
Bệnh Bại Não
Bệnh Cảm Cúm
Bệnh Dị Ứng
Bệnh Mùa Đông
Bệnh Mùa Hè
Bệnh Mùa Thu
Bệnh Mùa Xuân
Bệnh Nam Khoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau gối ở tuổi dậy thì là bị bệnh gì?

Nếu như con bạn kêu đau đầu gối, phía trước xương chày, rất có thể đó là biểu hiện của bệnh Osgood – Schlatter, một tổn thương lành tính hay gặp ở lứa tuổi dậy thì. Thế nào là bệnh Osgood – Schlatter? Osgood – Schlatter là một bệnh, hay còn được gọi là hội chứng Osgood – Schlatter, thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên chuyển sang giai đoạn phát triển (dậy thì) với biểu hiện chính là đau phần trước đầu trên xương chày. Tần suất bệnh gặp vào khoảng 4,5% ở người bình thường và tới 21% ở những vận động viên chuyên nghiệp. Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 13 – 14 tuổi (ở nam) và 11 – 12 tuổi (ở nữ). Nữ mắc bệnh ở lứa tuổi thấp hơn có lẽ dậy thì sớm hơn nam. Bệnh cũng gặp ở nam nhiều hơn ở nữ (với tỷ lệ khoảng 3/1 đến 7/1) do nam giới thường vận động mạnh và nhiều hơn nữ. dau-dau-goiTổn thương xương chày do bệnh Osgood – Schlatter. Tuy nhiên, khoảng cách của sự khác biệt này ngày càng thu hẹp bởi nữ giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể dục thể thao. Nhìn chung, bệnh gắn li

9 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể của bạn đang thiếu Canxi !

Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Những dấu hiệu biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là: Bị chuột rút Đây là một t

Cần cho bé uống cái gì để tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt ?

Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần một trận ốm cũng đủ khiến trẻ biếng ăn và khó hấp thu được các dưỡng chất bằng việc ăn bồi bổ, sức đề kháng cũng vì thế kém dần, các bậc cha mẹ bắt đầu nghĩ tới việc tăng sức đề kháng cho con bằng các chế phẩm dạng uống, nhưng uống gì để tăng sức đề kháng cho con an toàn, hiệu quả vẫn là nỗi băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ. Chỉ trong vòng 1 tháng, chị Hiền ở Đông Anh, Hà Nội phải xin nghỉ tới 3 lần để ở nhà chăm con ốm. Cậu con trai 2 tuổi của chị chẳng hiểu sao từ khi đi học mầm non liên tục ốm, lúc thì sốt, khi thì tiêu hóa có vấn đề, còn mũi và họng bị viêm thì thường xuyên như cơm bữa. Mặc dù chị rất chú trọng chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong các bữa ăn cho con, nhưng chả hiểu sao bé cứ dặt dẹo ốm hết trận này tới trận khác. Nghe các chị ở cùng cơ quan khuyên nên mua thuốc tăng sức đề kháng về cho con uống, nhưng chị Hiền vẫn rất lo lắng việc tùy ý sử dụng thuốc như vậy có gây hại gì đối với con không, và muốn tăng sức đề kháng cho con thì phải uống gì bổ