Chuyển đến nội dung chính

Loãng xương đang “gặm nhấm” phụ nữ ở tuổi mãn kinh

Bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với vô vàn phiền toái từ tuổi tác như lão hóa da, tính khí thay đổi thất thường, nhưng đáng sợ hơn cả là bệnh loãng xương. Bệnh diễn biến kín đáo, mơ hồ, thường từ sau 30 tuổi, âm thầm “gặm nhấm” sức khỏe chị em mà không hề hay biết. Chỉ đến khi triệu chứng đau buốt tay chân, xương khớp, chị em mới phát hiện và chấp nhận loãng xương như một bệnh song hành cùng tuổi tác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có tới 1/3 phụ nữ trong tuổi mãn kinh bị bệnh loãng xương, và loãng xương là vấn đề mang tính xã hội. Ở Việt Nam, có tới 20% chị em ở độ tuổi mãn kinh gặp vấn đề về loãng xương.

 Âm thầm như loãng xương tuổi mãn kinh

Mãn kinh được coi là giai đoạn 3 về sự phát triển sinh lý ở người phụ nữ, lúc này buồng trứng sản xuất hoocmon estrogen ít hơn, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như loãng xương, bệnh tim mạch. Loãng xương là tình trạng xương mỏng rất dễ gãy, dù vận động nhẹ nhàng, thậm chí có thể gãy tự nhiên mà không do chấn thương. Thường sau 30 tuổi, cơ thể đã bắt đầu xuất hiện quá trình mất xương. Nhưng phải tới 40 – 70 tuổi mới xuất hiện đau, tê chân tay.

Như trường hợp nữ diễn viên Kim Xuyến, năm nay đã 70 tuổi, gần 1 năm trước tự dưng thời tiết không nóng, nhưng vẫn bị ra mồ hôi lúc diễn, sáng ngủ dậy thấy khó chịu, đang đứng mà ngồi xuống là buốt lưng, đang đi thì mắt cá chân đau, lại phải ngồi xuống. Trong khi trước đó, nữ diễn viên vẫn đi xe máy 40-50km và vẫn theo được tiến độ các đoàn làm phim mà không gặp vấn đề gì về sức khỏe. “Tôi chắc là mình bị khớp, nên mua thuốc chữa khớp uống nhưng không thấy đỡ mà lại bị tác dụng phụ với thận, nhưng khi đi khám bác sĩ thì tôi bị loãng xương”, diễn viên Kim Xuyến tâm sự.

Khi sinh ra , từ nhỏ đến lớn ai cũng phải mắc phải một số bệnh từ cảm cúm , sốt hay ung thư và các bệnh về giới tính . Những dấu hiệu , triệu chứng của bệnh thường gặp hay các bệnh mãn tính , để sớm nhận biết và điều trị có hiệu quả hơn .

Chỉ người trong cuộc mới hiểu, diễn viên Kim Xuyến chia sẻ, các triệu chứng như đau lưng, tự dưng mắt cá chân đau, ngồi một lúc thì thây bình thường, đang đứng ngồi xuống thì buốt dọc lưng, bảo con thì các con lại cứ tưởng mình giả vờ. Rồi tự dưng tê tay như kiến bò, bàn tay đang nắm được bình thường, hôm sau không thể nắm lại được, trong khi trước đó tôi có thể tự bê chậu hoa 20 – 30kg bình thường, nhưng khi thấy triệu chứng thế không dám làm.

Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tim – thận – khớp, Nguyên Phó Giám đốc Quân y Viện 103, tất cả các vấn đề mà diễn viên Kim Xuyến gặp phải đều là dấu hiệu của loãng xương. Lúc tay chân tê, hay bị chuột rút tức là nồng độ canxi trong cơ thể giảm. Bởi cơ thể sẽ tự động lấy canxi trong xương ra để bù đắp cho việc lượng canxi ngoài huyết thanh suy giảm, như thế sẽ làm cho triệu chứng tê chân tay hết, nhưng vô hình chung nó đã ăn cắp canxi trong xương của mình cứ ngày nọ qua ngày kia, nhiều lần như thế, cuối cùng sẽ dẫn tới tình trạng hủy xương nhiều hơn tạo xương và dẫn tới loãng xương.
Bệnh Bại Não
Bệnh Cảm Cúm
Bệnh Dị Ứng
Bệnh Mùa Đông
Bệnh Mùa Hè
Bệnh Mùa Thu
Bệnh Mùa Xuân
Bệnh Nam Khoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau gối ở tuổi dậy thì là bị bệnh gì?

Nếu như con bạn kêu đau đầu gối, phía trước xương chày, rất có thể đó là biểu hiện của bệnh Osgood – Schlatter, một tổn thương lành tính hay gặp ở lứa tuổi dậy thì. Thế nào là bệnh Osgood – Schlatter? Osgood – Schlatter là một bệnh, hay còn được gọi là hội chứng Osgood – Schlatter, thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên chuyển sang giai đoạn phát triển (dậy thì) với biểu hiện chính là đau phần trước đầu trên xương chày. Tần suất bệnh gặp vào khoảng 4,5% ở người bình thường và tới 21% ở những vận động viên chuyên nghiệp. Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 13 – 14 tuổi (ở nam) và 11 – 12 tuổi (ở nữ). Nữ mắc bệnh ở lứa tuổi thấp hơn có lẽ dậy thì sớm hơn nam. Bệnh cũng gặp ở nam nhiều hơn ở nữ (với tỷ lệ khoảng 3/1 đến 7/1) do nam giới thường vận động mạnh và nhiều hơn nữ. dau-dau-goiTổn thương xương chày do bệnh Osgood – Schlatter. Tuy nhiên, khoảng cách của sự khác biệt này ngày càng thu hẹp bởi nữ giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể dục thể thao. Nhìn chung, bệnh gắn li

9 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể của bạn đang thiếu Canxi !

Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Những dấu hiệu biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là: Bị chuột rút Đây là một t

Cần cho bé uống cái gì để tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt ?

Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần một trận ốm cũng đủ khiến trẻ biếng ăn và khó hấp thu được các dưỡng chất bằng việc ăn bồi bổ, sức đề kháng cũng vì thế kém dần, các bậc cha mẹ bắt đầu nghĩ tới việc tăng sức đề kháng cho con bằng các chế phẩm dạng uống, nhưng uống gì để tăng sức đề kháng cho con an toàn, hiệu quả vẫn là nỗi băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ. Chỉ trong vòng 1 tháng, chị Hiền ở Đông Anh, Hà Nội phải xin nghỉ tới 3 lần để ở nhà chăm con ốm. Cậu con trai 2 tuổi của chị chẳng hiểu sao từ khi đi học mầm non liên tục ốm, lúc thì sốt, khi thì tiêu hóa có vấn đề, còn mũi và họng bị viêm thì thường xuyên như cơm bữa. Mặc dù chị rất chú trọng chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong các bữa ăn cho con, nhưng chả hiểu sao bé cứ dặt dẹo ốm hết trận này tới trận khác. Nghe các chị ở cùng cơ quan khuyên nên mua thuốc tăng sức đề kháng về cho con uống, nhưng chị Hiền vẫn rất lo lắng việc tùy ý sử dụng thuốc như vậy có gây hại gì đối với con không, và muốn tăng sức đề kháng cho con thì phải uống gì bổ