Chuyển đến nội dung chính

Khí hư màu vàng là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, BV Thanh Nhàn, dịch tiết âm đạo bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, dai có thể kéo thành sợi, không có mùi. Tuy nhiên, khi dịch tiết âm đạo không còn bình thường thì gọi là khí hư và một khi khí hư chuyển sang màu vàng thì chị em cần hết sức chú ý.

Khi khí hư màu vàng, tức là bạn đã bị viêm âm đạo và có thể nằm trong các dạng bệnh như sau:

1, Dạng thường gặp và cũng rất phổ biến là viêm âm đạo do tạp khuẩn. Biểu hiện của trường hợp này là khí hư màu vàng, thường bám khô vào quần chip hoặc đặc như mủ. Khi bị viêm âm đạo do tạp khuẩn thì chủ yếu biểu hiện khí hư màu vàng là điển hình nhất, ngoài ra, có thể có hoặc không kèm theo những biểu hiện khác như ngứa rát, khí hư có mùi hôi,… và thường gặp ở chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo do tạp khuẩn là do mất cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục và mất cân bằng PH âm đạo. Vì một lý do nào đó như dùng kháng sinh, vệ sinh quá sạch hoặc thụt sâu âm đạo hoặc vệ sinh bằng sản phẩm vệ sinh có PH không phù hợp,… sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi thường trú âm đạo, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại tại âm đạo hoặc từ bên ngoài bùng phát và gây viêm âm đạo do tạp khuẩn. Một lý do khác là khi cơ thể có những thay đổi như thai nghén, rối loạn nội tiết, lộ tuyến cổ tử cung, âm đạo bị rối loạn do mãn kinh,… Các vi khuẩn thường trú không có lợi (tạp khuẩn) cũng sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.

Viêm âm đạo do tạp khuẩn rất phổ biến và có thể gây những hậu quả nặng nề cho thai nhi (đẻ non, rỉ hoặc vỡ ối, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng sau đẻ, nhiễm trùng trẻ sơ sinh,…, và cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.
Khi sinh ra , từ nhỏ đến lớn ai cũng phải mắc phải một số bệnh từ cảm cúm , sốt hay ung thư và các bệnh về giới tính . Những dấu hiệu , triệu chứng của bệnh thường gặp hay các bệnh mãn tính , để sớm nhận biết và điều trị có hiệu quả hơn .

Việc điều trị viêm âm đạo do tạo khuẩn không khó, không cần điều trị người có quan hệ tình dục, chị em chỉ cần dùng thuốc đặt phụ khoa theo đơn của bác sĩ, rửa vùng kín hàng ngày bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng có PH= (4-6) và nên chọ loại có tác dụng diệt khuẩn tốt như những loại có chứa nano bạc, tinh chất trà xanh,…. Tuy nhiên, đây cũng là loại viêm nhiễm thường bị tái phát hoặc dai dẳng nếu căn nguyên gây bệnh không được giải quyết. Căn nguyên gây bệnh chủ yếu là do tự cơ thể chị em như mất cân bằng hệ vi sinh sinh dục, mất cân bằng PH âm đạo và sức đề kháng yếu. Muốn trị dứt điểm thì bắt buộc phải trị được căn nguyên này chứ không phải cứ đặt thuốc hay vệ sinh phụ khoa mà khỏi được.

2, Ngoài ra, viêm âm đạo do nấm candida hoặc trichomonas cũng có biểu hiện khí hư màu vàng, nhưng sẽ có những biểu hiện điển hình khác kèm theo.

Khi bị viêm âm đạo do nấm Candida, khí hư thường có màu vàng hoặc trắng. Thường kèm theo những biểu hiện khác khá dữ dội như ngứa kèm theo bỏng rát âm hộ âm đạo; ra khí hư dạng bột như bã đậu (khoảng 69%) và tăng lên trước ngày hành kinh; có thể tiểu khó hoặc tiểu buốt và bỏng rát khi sinh hoạt tình dục.

Nếu bị viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas, khí hư thường ra nhiều, ở dạng màu vàng xanh, hoặc màu xám kèm theo đó là hiện tượng sủi bọt, thường ngứa rát ở âm hộ, đau khi giao hợp.

Khi bị viêm âm đạo do nấm candida và trùng roi Trichomonas, cần phải điều trị đồng thời người có quan hệ tình dục bằng thuốc uống là chủ yếu. Chị em sẽ phải điều trị cho bản thân bằng thuốc đặt, thuốc uống theo đơn của bác sĩ, vệ sinh vùng kín bằng sản phẩm có PH=(4-6) và phải có tác dụng diệt được nấm như nano bạc. Viêm âm đạo do nấm cũng rất thường gặp và cũng dễ bị tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân của tình trạng này thường do PH âm đạo bị mất cân bằng và tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và bùng phát để gây bệnh.


Trong các trường hợp khí hư màu vàng, ngoài viêm âm đạo có thể bị đồng thời viêm nhiễm ở cổ tử cung, tử cung, phần phụ, khi đó, chị em có thể thấy xuất hiện những triệu chứng khác kèm theo như: khí hư ra rất nhiều, đau tức vùng bụng dưới, đau lưng, ra máu bất thường, có thể bị tiểu buốt, tiểu giắt, vùng kín có mùi hôi, đau rát khi quan hệ tình dục…

Nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, các vi khuẩn gây bệnh có thể lan rộng đến các bộ phận xung quanh trong vùng sinh dục. Tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan đến tử cung, buồng trứng, vòi trứng… làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Cách điều trị dứt điểm

Tại bất kì thời điểm nào, nếu thấy có dấu hiệu khí hư màu vàng, có mùi hôi, tanh…chị em nên đi khám ngay. Tình trạng này có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời.

Trong các viêm nhiễm này, để điều trị dứt điểm, tránh tái phát và giảm thiểu các biến chứng, ngoài việc tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, chị em có thể uống thêm các sản phẩm hỗ trợ có chứa các thành phần thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh… để giúp cân bằng pH âm đạo, cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục và kiểm soát khí hư, tăng khả năng chống viêm và giúp làm lành các tổn thương do viêm, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa biến chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa…

Chị em nên sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ nhưng phải chắc chắn sản phẩm đó không gây kích ứng, dị ứng, có tính sát khuẩn không quá cao, có PH = [4- 6] và thành phần nano bạc cùng thảo dược là lựa chọn thích hợp cho hầu hết chị em.
Bệnh Bại Não
Bệnh Cảm Cúm
Bệnh Dị Ứng
Bệnh Mùa Đông
Bệnh Mùa Hè
Bệnh Mùa Thu
Bệnh Mùa Xuân
Bệnh Nam Khoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau gối ở tuổi dậy thì là bị bệnh gì?

Nếu như con bạn kêu đau đầu gối, phía trước xương chày, rất có thể đó là biểu hiện của bệnh Osgood – Schlatter, một tổn thương lành tính hay gặp ở lứa tuổi dậy thì. Thế nào là bệnh Osgood – Schlatter? Osgood – Schlatter là một bệnh, hay còn được gọi là hội chứng Osgood – Schlatter, thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên chuyển sang giai đoạn phát triển (dậy thì) với biểu hiện chính là đau phần trước đầu trên xương chày. Tần suất bệnh gặp vào khoảng 4,5% ở người bình thường và tới 21% ở những vận động viên chuyên nghiệp. Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 13 – 14 tuổi (ở nam) và 11 – 12 tuổi (ở nữ). Nữ mắc bệnh ở lứa tuổi thấp hơn có lẽ dậy thì sớm hơn nam. Bệnh cũng gặp ở nam nhiều hơn ở nữ (với tỷ lệ khoảng 3/1 đến 7/1) do nam giới thường vận động mạnh và nhiều hơn nữ. dau-dau-goiTổn thương xương chày do bệnh Osgood – Schlatter. Tuy nhiên, khoảng cách của sự khác biệt này ngày càng thu hẹp bởi nữ giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể dục thể thao. Nhìn chung, bệnh gắn li

9 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể của bạn đang thiếu Canxi !

Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Những dấu hiệu biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là: Bị chuột rút Đây là một t

Cần cho bé uống cái gì để tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt ?

Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần một trận ốm cũng đủ khiến trẻ biếng ăn và khó hấp thu được các dưỡng chất bằng việc ăn bồi bổ, sức đề kháng cũng vì thế kém dần, các bậc cha mẹ bắt đầu nghĩ tới việc tăng sức đề kháng cho con bằng các chế phẩm dạng uống, nhưng uống gì để tăng sức đề kháng cho con an toàn, hiệu quả vẫn là nỗi băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ. Chỉ trong vòng 1 tháng, chị Hiền ở Đông Anh, Hà Nội phải xin nghỉ tới 3 lần để ở nhà chăm con ốm. Cậu con trai 2 tuổi của chị chẳng hiểu sao từ khi đi học mầm non liên tục ốm, lúc thì sốt, khi thì tiêu hóa có vấn đề, còn mũi và họng bị viêm thì thường xuyên như cơm bữa. Mặc dù chị rất chú trọng chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong các bữa ăn cho con, nhưng chả hiểu sao bé cứ dặt dẹo ốm hết trận này tới trận khác. Nghe các chị ở cùng cơ quan khuyên nên mua thuốc tăng sức đề kháng về cho con uống, nhưng chị Hiền vẫn rất lo lắng việc tùy ý sử dụng thuốc như vậy có gây hại gì đối với con không, và muốn tăng sức đề kháng cho con thì phải uống gì bổ